MÔI TRƯỜNG - CUỘC SỐNG
Bộ Giao thông Vận tải đặt mục tiêu đến năm 2030, giảm 5,9% phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường, tương ứng giảm 45,62 triệu tấn CO2 trong toàn giai đoạn.
Sử dụng phương tiện công cộng là một trong các
giải pháp giảm phát thải khí nhà kính. Ảnh: MRB.
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông vận tải giai đoạn đến năm 2030.
Theo kế hoạch, Bộ Giao thông Vận tải đặt mục tiêu đến năm 2030, giảm 5,9% phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường, tương ứng giảm 45,62 triệu tấn CO2 trong toàn giai đoạn.
Để thực hiện mục tiêu này, Bộ Giao thông Vận tải đề ra 10 biện pháp và lộ trình thực hiện. Trong đó giới hạn mức tiêu thụ nhiên liệu đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới, đến năm 2030 bảo đảm 100% xe máy đạt định mức tiêu thụ nhiên liệu 2,3 lít/100km.
100% ô tô con sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới đạt định mức tiêu thụ nhiên liệu như sau: Dung tích động cơ dưới 1400cc đạt 4,7 lít/100km; dung tích động cơ từ 1400 - 2000cc đạt 5,3 lít/100km; dung tích động cơ trên 2000cc đạt 6,4 lít/100km.
Tỷ lệ áp dụng cho phương tiện mới lần lượt là 30% vào năm 2027, 50% vào năm 2028, 75% vào năm 2029 và 100% vào năm 2030.
Về biện pháp chuyển đổi từ sử dụng phương tiện cá nhân sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng, Bộ Giao thông Vận tải đặt mục tiêu tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội là 45% - 50%, thành phố Hồ Chí Minh 25%, đô thị loại I ít nhất 5%.
Đến năm 2030 có 1 tuyến xe buýt nhanh BRT/xe buýt chất lượng cao hoạt động tại Hà Nội, 2 tuyến buýt nhanh BRT/xe buýt chất lượng cao hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh và 1 tuyến buýt nhanh BRT/xe buýt chất lượng cao hoạt động tại Đà Nẵng.
Cùng với đó, Bộ đặt mục tiêu chuyển đổi phương thức vận tải từ đường bộ sang các phương thức vận tải thân thiện môi trường như đường sắt, đường thủy nội địa và đường ven biển; tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt, đường thủy; khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học, mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vào năm 2030...
Đến năm 2030, ô tô điện đạt tỷ lệ 30%; xe máy điện chiếm 22% tổng số xe máy sử dụng. Đến năm 2025 bắt đầu sử dụng xe buýt điện và ước đạt tỷ lệ sử dụng 30% vào 2030…
TIN XEM NHIỀU
Giới thiệu Hội Nhà báo thành phố Hà Nội (27/09/2021 11:48:00)
- Quy hoạch Thủ đô Hà Nội và Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội:Bảo đảm thống nhất, kết nối chặt chẽ (20/06/2024 10:57:00)
- 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính: Phát huy nguồn lực, tạo thế và lực mới cho Thủ đô phát triển bền vững (28/07/2023 10:11:00)
- Phát triển đô thị hai bên Vành đai 4:Khai thác tối đa giá trị đất đai (03/01/2024 15:18:00)
- Khởi công tuyến đường nối cao tốc Đại lộ Thăng Long đến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình (10/10/2023 15:41:00)
THỦ ĐÔ TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
Triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ để thi hành Luật Thủ đô (19/11/2024 16:08:00)
- Đường sắt Lào Cai - Hà Nội- Hải Phòng dự kiến khởi công vào năm 2027 (19/11/2024 16:05:00)
- Phát triển giao thông vận tải Thủ đô:Hướng tới mạng lưới đa phương thức (31/10/2024 14:10:00)
- Công bố 4 đồ án quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc (17/10/2024 15:36:00)
- Luật Thủ đô 2024: “cơ hội vàng” giúp Hà Nội thực hiện chuyển đổi số (04/09/2024 14:13:00)